Nỗi lo hàng nghìn lao động thất nghiệp trước nguy cơ nhà máy bị đóng cửa

Nỗi lo hàng nghìn lao động thất nghiệp trước nguy cơ nhà máy bị đóng cửa

Nỗi lo hàng nghìn lao động thất nghiệp trước nguy cơ nhà máy bị đóng cửa

(Xây dựng) - Tháng 5 vừa qua, Bộ Y tế đã đề xuất bản dự thảo “Kế hoạch hành động quốc gia loại trừ các bệnh liên quan đến amiăng” nhưng mục tiêu chính là dừng sử dụng sợi amiăng trắng tại Việt Nam vào năm 2020. Nếu bản dự thảo được thông qua, hàng loạt doanh nghiệp sử dụng amiăng trắng trong sản xuất tấm lợp sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị đóng cửa, doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề và đi cùng với đó là khả năng mất đi sinh kế của hàng ngàn người lao động trong các ngành nghề công nghiệp có sử dụng amiăng trắng nói chung và ngành tấm lợp nói riêng.


 

Một lệnh cấm được ban hành, cả ngàn người thất nghiệp

Amiăng trắng là loại sợi khoáng tự nhiên, có độ bền cơ học và tính đàn hồi cao, chịu ma sát tốt, chống cháy, chịu được môi trường kiềm, cách điện, khó phân huỷ, ngăn cản vi khuẩn và sự tán xạ… Với những đặc tính ưu việt, loại sợi này đã trở thành nguyên liệu đầu vào hữu ích cho hơn 3.000 sản phẩm trong nhiều ngành công nghiệp ứng dụng khác nhau như sản xuất vật liệu chống ma sát; sản xuất phân lân nung chảy, phân NPK, nồi hơi, đóng và sửa chữa tàu thuỷ, các sản phẩm cho quân đội, an ninh quốc phòng… Sản phẩm có chứa amiăng bao gồm sản phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước.

Các sản phẩm nhập khẩu có chứa amiăng trắng bao gồm tấm bảo ôn chống cháy bằng amiăng dạng cuộn, vải amiăng dùng trong điện phân nhà máy nhiệt điện, sợi chịu nhiệt, tấm amiăng, dây amiăng lõi đồng tẩm chì, tấm cách nhiệt bằng amiăng (dùng cho máy ép nhựa), tấm lót bằng amiăng, sợi amiăng cách điện dạng tấm.

Sản phẩm có chứa amiăng trắng sản xuất tại Việt Nam có trong phân lân NPK. Cho đến nay Việt Nam đã phát hiện khoảng 17 điểm quặng amiăng phân bố chủ yếu ở khu vực phía Bắc Việt Nam thuộc địa phận các tỉnh Cao Bằng, Hoà Bình, Sơn La, Thanh Hoá và Phú Thọ. Đây đều là những mỏ nhỏ với trữ lượng quặng từ 10.000 tấn đến khoảng 60.000 tấn. Hàm lượng ở mỏ chủ yếu chứa amiăng trắng và thành phẩm là bột serpentin, quặng nghiền thô và serpentin nung chảy. Đá thô được khai thác từ các mỏ quặng serpentin sau khai thác được nghiền nhỏ và được sử dụng để sản xuất phân bón cho khoảng 500 công ty sản xuất phân bón ở khắp mọi miền đất nước. Phân lân NPK được nông dân sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.

Ngài ra, sợi amiăng trắng tinh khiết nhập khẩu có dạng bột, sợi dài và được sử dụng trong công nghệ sản xuất tấm lợp, ống dẫn nước, má phanh ô tô và các sản phẩm dân dụng cách nhiệt, cách âm khác. Đặc biệt má phanh ôtô, đệm lót, khớp ly hợp và phanh cho thang máy là những sản phẩm phổ biến sử dụng loại sợi amiăng trắng. Theo báo cáo từ các tỉnh/thành phố gửi về, hiện tại chỉ có 01 cơ sở sản xuất má phanh làm từ sợi amiăng trắng là công ty cổ phần bao bì và má phanh Viglacera thuộc Bộ Công Thương. Còn lại, hầu hết má phanh đang sử dụng trong các nhà máy lắp ráp ô tô là linh kiện nhập khẩu nguyên chiếc.(Nguồn: Công ty Viglacera. 2009 – 2012).

Ngành đóng và sửa chữa tàu thủy thường có liên quan đến sợi amiăng do amiăng giúp nước biển không ăn mòn tàu thuyền. Hầu hết các tỉnh dọc bờ biển Việt Nam đều phát triển ngành đóng và sửa chữa tàu thủy. Tuy nhiên, đóng và sửa chữa các con tàu lớn, kể cả tàu nước ngoài đều do tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam đảm nhiệm và hiện không có số liệu cụ thể hoặc báo cáo thống kê nào cho thấy việc sản xuất hoặc sửa chữa trong ngành công nghiệp này có liên quan đến sợi amiăng trắng.

Toàn bộ nồi hơi trong lĩnh vực phát điện và lĩnh vực công nghiệp đều có chứa sợi amiăng trắng.

Đặc biệt, ngành công nghiệp sản xuất tấm lợp fibro xi măng đã sử dụng một lượng lớn sợi amiăng trắng nhập khẩu để làm nguyên liệu phối trộn, gia cường trong tấm lợp fibro xi măng. Đây là ngành công nghiệp đã tồn tại hơn 50 năm, từ năm 1963 đến nay, với 39 cơ sở sản xuất và công suất thiết kế hơn 110 triệu m2/năm, sử dụng hơn 5.000 lao động. Từ 2008 đến nay, mỗi năm sản xuất và tiêu thụ khoảng 80-90 triệu m2/năm chiếm khoảng 60-62% nhu cầu về tấm lợp, sử dụng bình quân 60.000-70.000 tấn amiăng trắng/năm. Năm 2013 sản xuất được 89 triệu m2, tiêu thụ 81,5 triệu m2 và đạt doanh thu trên 3.000 tỷ đồng. Tấm lợp AC chịu được những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết nên tuổi thọ cao (30-50 năm), giá rẻ chỉ bằng 1/3 giá tôn mạ màu loại dày 0,4 mm, giá thấp hơn từ 40-50% loại tấm lợp sử dụng sợi thay thế.

Doanh nghiệp lao đao

Dù nhiều nghiên cứu trong nước đã được các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành 17 năm qua, nhưng đến nay chưa phát hiện được trường hợp bệnh nhân bị ung thư trung biểu mô (TBM)do liên quan đến amiăng trắng tại Việt Nam. Tuy nhiên, trước những thông tin gây hoang mang dư luận về việc amiăng trắng gây ung thư, đặc biệt là khi dự thảo “Kế hoạch hành động quốc gia loại trừ các bệnh liên quan đến amiăng” được đề xuất nhưng mục tiêu là “dừng nhập khẩu sợi amiăng trắng trong sản xuất tấm lợp vào năm 2020” đã tác động nghiêm trọng đến thị trường tiêu thụ tấm lợp fibro xi măng. Như một kết quả tất yếu, hàng loạt các nhà máy đã phải cho dừng dây chuyền sản xuất hoặc duy trì vài ba ngày mỗi tháng do hàng hoá làm ra không thể bán được. Tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng tỉnh Nam Định, hàng làm ra chất đầy trong kho mà không thể tiêu thụ, người lao động hoặc bị cắt giảm lương, hoặc phải cho nghỉ việc. Cùng chung mối hoạ, Công ty Cổ phần Tấm lợp Từ Sơn cũng phải cho công nhân nghỉ chờ việc từ đầu tháng 7. Đứng trước những khó khăn này, các nhà máy đã phải đồng loạt gửi thư cầu cứu lên Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan quản lý mong có một chính sách ổn định để đầu tư, sản xuất.

Câu hỏi đặt ra là tại sao bản dự thảo lại chỉ tập trung vào cấm nhập khẩu và sử dụng sợi amiăng trắng trong ngành tấm lợp fibro xi măng? Còn các ngành công nghiệp khác thì sao? Nếu Việt Nam không cấm nhập khẩu các sản phẩm có chứa amiăng trắng thì liệu có đang giết chết một ngành công nghiệp của nước nhà và mở đường cho tấm lợp fibro xi măng giá rẻ từ Trung Quốc và Thái Lan tràn vào Việt Nam? Nếu cấm nhập khẩu các sản phẩm có chứa sợi amiăng trắng thì liệu có khả thi khi toàn bộ quần áo chống cháy, má phanh ôtô, đệm lót, khớp ly hợp và phanh cho thang máy…đều là những sản phẩm phổ biến có sử dụng sợi amiăng trắng mà đến nay thế giới vẫn không thể tìm kiếm được sợi thay thế.

Để đánh giá về “Tác động của việc cấm amiăng trắng tại Việt Nam - Trường hợp tấm lợp fibro xi măng”, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện một nghiên cứu vào năm 2015. Theo đó, nếu các doanh nghiệp chuyển đổi sang công nghệ sợi PVA thì tổng chi phí lên tới 395 tỷ đồng. Giả định chỉ 10% công nhân bị cắt giảm và phải mất thời gian 6 tháng để ổn định việc làm, số tiền lương mất đi sẽ lên đến 15,7 tỷ. Tổng số tiền mà Chính phủ phải chi sẽ là 454,5 nghìn tỷ đồng và người tiêu dùng sẽ phải chi trả 183,5 nghìn tỷ đổng cho chi phí tăng lên do sử dụng tấm sợi PVA (loại vật liệu ít tốn kém nhất để thay thế hiện nay) giai đoạn 2021-2030 và phí tháo dỡ tấm fibro xi măng sẵn có.

Chưa có loại vật liệu hữu hiệu thay thế sợi amiăng trắng

Theo mong muốn của doanh nghiệp, nếu lệnh cấm được ban hành thì Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ chuyển đổi dây chuyền công nghệ sản xuất và đào tạo lao động cho doanh nghiệp. Bài toán lớn hơn cho các cơ quan quản lý nhà nước là trên thực tế chưa có loại sợi thay thế nào có thể so sánh được với amiăng trắng về chất lượng và giá thành. Hàng chục năm qua, khi lệnh cấm amiăng trắng lơ lửng trên đầu, các doanh nghiệp đã phải tự mày mò rót vốn để tìm hiểu về công nghệ vật liệu thay thế, nhưng các khoản đầu tư này vẫn tựa như muối bỏ bể khi kết quả thu về không mấy khả quan.

Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Viện Vật liệu Xây dựng – Bộ Xây dựng đã triển khai các đề tài nghiên cứu về sợi thay thế. Kết quả cho thấy tấm lợp thay thế có độ cứng kém hơn 2 lần so với tấm lợp fibro xi măng. Năm 2014, Viện Vật liệu Xây dựng triển khai đề tài “Nghiên cứu kiểm tra, đánh giá chất lượng của tấm amiăng xi măng và tấm amiăng sợi PVA”. Kết quả cho thấy các thông số về tải trọng uốn gãy, cường độ uốn và lực phá hủy của tấm sợi amiăng trắng đều cao hơn so với tấm sợi PVA. Cụ thể là tấm sử dụng amiăng trắng có cường độ uốn trung bình là 17,6-22,7 MPa và lực phá huỷ là P=453,2N. Các chỉ số này ở tấm PVA lần lượt là 11,5 MPa và P=230,5N.


Trên thực tế chưa có loại sợi thay thế nào có thể so sánh được với amiăng trắng về chất lượng và giá thành trong sản xuất tấm lợp fibro xi măng.

Công ty CP Đầu tư, Xây lắp và Vật liệu Xây dựng Đông Anh từng 02 lần sản xuất thử nghiệm tấm lợp không amiăng trắng bằng sợi thay thế PVA vào năm 2001 và 2014 nhưng đều thất bại do sản phẩm làm ra không đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng và giá thành. Về chất lượng, tấm sợi PVA chỉ đạt dược 30% cường độ, độ uốn gãy và tính chịu nước đều kém so với tấm sử dụng amiăng trắng. Hơn nữa, chi phí đầu tư lớn đẩy giá thành sản phẩm sợi PVA cao gấp 2,5 lần tấm lợp fibro xi măng. Ý định chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, doanh nghiệp đã nhập tấm sợi không chứa amiăng trắng của Thái Lan về bán thí điểm, nhưng kết quả kiểm tra của Viện Vật liệu Xây dựng cho thấy sản phẩm này vẫn phải chứa 4% amiăng trắng để có độ bền đạt chuẩn và thời gian sử dụng chỉ bằng 70% tấm fibro xi măng. Ông Lê Văn Nghĩa – Giám đốc Công ty CP Tấm lợp Đông Anh cho biết sản phẩm tấm lợp hiện nay chỉ chứa 8-10% amiăng trắng, còn lại là xi măng với 55% và tro bụi than thiên nhiên là 35%. Các sợi amiăng trắng được gắn kết rất chặt chẽ với hạt xi măng trong suốt quá trình sản xuất nên khó có thể bị phân tán ra môi trường bên ngoài. Nhưng với tấm sợi PVA thì chỉ có 1% là sợi PVA và 8-9% là bột giấy, vật liệu này cần được nghiền trong thời gian dài và tiêu tốn nhiều điện năng trong quá trình sản xuất. Hơn nữa, bột giấy và PVA khó bám dính vào xi măng khiến lượng xi măng thải ra rất nhiều, cường độ sản phẩm chỉ bằng 50% tấm lợp chứa amiăng và tỷ trọng giảm 20%. Loại tấm lợp thay thế cũng không phù hợp với khí hậu Việt Nam vì khi trời mưa tấm lợp sẽ bị thấm nước do bột giấy sẽ bị phân hủy trong vòng 6 tháng, trong điều kiện nắng nóng thì tấm sẽ bị cong vênh.

Thực tế, tại Việt Nam có 2 nhà máy đã thử nghiệm dây chuyền công nghệ không amiăng trắng nhưng hiện nay Navifico đã tạm dừng hoạt động. Theo báo cáo của nhà máy Tân Thuận Cường, Công ty được thành lập từ năm 2008 với mục đích đầu tư ban đầu để sản xuất sản phẩm tấm lợp không chứa amiăng trắng. Tuy nhiên, do sản phẩm không được thị trường trong nước đón nhận và chỉ chiếm 5% sản lượng của nhà máy, doanh nghiệp phải chuyển hướng sang sản xuất tấm lợp chứa amiăng trắng để đảm bảo hoạt động và công việc cho công nhân.

Chưa có bằng chứng về việc amiăng trắng gây ung thư TBM tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các nghiên cứu được thực hiện bởi cơ quan quản lý trong hơn chục năm qua cũng chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp nào mắc bệnh ung thư TBM liên quan đến amiăng trắng. Vào năm 2009-2011, Bộ Y tế cũng từng triển khai đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Nghiên cứu các bệnh liên quan đến amiăng ở những người tiếp xúc”. Với sự giúp đỡ về chuyên môn và thiết bị từ Bệnh viện Hiroshima của Nhật Bản, nghiên cứu này cũng không xác định được trường hợp ung thư TBM nào liên quan đến amiăng trắng.

“Ở 46 trường hợp bệnh nhân ung thư TBM trong kết quả nghiên cứu này cho thấy, số bệnh nhân có phơi nhiễm với amiăng không nghề nghiệp là 6 ca (13%), không có bệnh nhân nào có tiền sử nghề nghiệp tiếp xúc amiăng.

So với kết quả của một số nghiên cứu ngoài nước là 75-80% trường hợp ung thư TBM có tiếp xúc với amiăng, ở nghiên cứu này kết quả phơi nhiễm amiăng lại rất thấp. Một lý do có thể giải thích cho kết quả điều tra này là loại amiăng mà người bệnh phơi nhiễm có thể không phải thuộc nhóm amphybole, loại amiăng độc hại hơn so với nhóm serpentin với một chất đại diện duy nhất là chrysotile, loại amiăng trắng được sử dụng ở Việt Nam từ những năm đầu của thập niên 1960.

Đáng chú ý hơn là trong số 46 trường hợp ung thư TBM, tất cả 26 bệnh nhân nam đều có tiền sử hút thuốc lá, chiếm 56,53%; 100% các trường hợp hút thuốc đều có thời gian hút trên 10 năm. Số bệnh nhân nữ mắc ung thư TBM, cả 20 người đều không hút thuốc. Kết quả này trùng hợp với kết luận của hầu hết các nghiên cứu trong nước và trên thế giới cho rằng thuốc lá là nguyên nhân chính gây 90% ca ung thư phổi, trong đó có cả ung thư TBM màng phổi, màng tim [9,5]

Bài viết khác:

Nhập thông tin của bạn để nhận thông tin mới nhất

Zalo
Hotline